vinfast

“Làm bạn” với nhân viên là một sai lầm!


Nhân viên cần một người lãnh đạo chứ không phải một người bạn.


Trước đây đi làm thuê và anh đã tâm sự với tôi rằng sếp cũ của anh không bao giờ hài lòng với bất kỳ những gì nhân viên làm. Dù cho những nhân viên đó có tận tâm và cố gắng hoàn thành tốt đến đâu thì ông sếp này đều gây khó dễ cho đội ngũ nhân viên của mình.

Chịu đựng tinh thần đó một thời gian dài, anh ấy đã cố gắng dành rất nhiều thời gian để khám phá ra lý do tại sao. Nhưng cuối cùng anh vẫn không thể tìm ra câu trả lời cái gì là động lực khiến cho ông sếp này có thái độ hành xử như vậy trong thời gian anh làm việc với ông ta.

Trải nghiệm xấu đó dần trở thành một ấn tượng không tốt về cách làm việc của ông sếp cũ. Rồi một ngày khi trở thành một người chủ của một khách sạn có tiếng ở Hà Nội, anh ấy đã tự hứa với mình sẽ không bao giờ trở thành một người lãnh đạo như ông sếp cũ. Anh ấy muốn xây dựng một môi trường làm việc mà mọi người tự chủ, tự quyền, và thực sự vui vẻ làm việc theo đội nhóm.

Tuy nhiên giờ đây anh ấy đang phàn nàn với tôi rằng: “Sau khi tránh tạo ra một môi trường khắc nghiệt mà tôi đã từng làm, thì giờ đây tôi đã đi quá xa theo con đường ngược lại. Tôi muốn thân thiện với tất cả mọi nhân viên để tránh gây xung đột, thiết lập những kỳ vọng mơ hồ, và kết quả là tôi lại đang thất bại với chính cách làm này”.

Và tất nhiên giải pháp của tôi gợi ý cho anh ấy cũng rất đơn giản: “Người chủ doanh nghiệp cần phải là nhà lãnh đạo, và nhân viên cần một người lãnh đạo chứ không phải một người bạn”.Khi hiểu rõ được nguyên lý và sắp xếp lại tổ chức, cũng là lúc công việc của anh ấy trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Đừng ích kỷ

Là lãnh đạo, bạn muốn các thành viên trong đội cảm thấy thoải mái và vui vẻ, nhưng bạn không thể tạo cơ hội cho họ phát triển mà không thúc đẩy họ. Nếu không đặt ra những kỳ vọng, “đẩy” nhân viên ra khỏi “vùng an toàn” và buộc họ phải chịu trách nhiệm, bạn đã thất bại trong vai trò một nhà lãnh đạo. Trong trường hợp này, việc cố gắng làm bạn với nhân viên lại là một hành động ích kỷ. Lãnh đạo là người giúp nhân viên trở nên tốt hơn. Vì vậy, hãy làm tất cả những gì có thể để phục vụ mục đích đó, dù khó khăn đến đâu.


Tránh xung đột chỉ làm mọi thứ tệ hơn


Tránh né xung đột bằng cách “hy vọng mọi người sẽ làm điều đúng đắn” thường không mang đến lợi ích gì ngoài việc khiến tình huống xấu trở nên tệ hơn. Thay vào đó, nhà lãnh đạo phải nêu rõ ràng kỳ vọng của mình.

Chẳng hạn, tại BodeTree, chúng tôi có giờ làm việc linh hoạt. Giờ làm việc chính thức là từ 8h sáng đến 5h chiều, nhưng mọi người vẫn có thể chọn làm việc từ 8h30 đến 5h30. Tuy nhiên, vì tính chất công việc, tôi muốn một số nhân viên phải có mặt đúng 8h.

Tôi từng cảm thấy khó khăn khi quyết định có nên nói ra kỳ vọng này hay không. Lý do thứ nhất là, tôi hy vọng mọi người sẽ tự giác chấp hành “mệnh lệnh ẩn” này. Thứ hai, tôi ghét phải thiết lập 2 tiêu chuẩn cùng lúc. Cuối cùng, tôi quyết định không nói ra điều mình kỳ vọng. Và dĩ nhiên, cách tiếp cận này không phát huy hiệu quả.

Trong khi đó, lẽ ra điều tôi cần làm chỉ đơn giản là giải thích tình hình với tất cả thành viên trong đội ngũ và nói ra điều mình mong muốn. Sự mơ hồ đến từ việc né tránh xung đột chỉ gây ra nhầm lẫn và thất vọng.


Chấp nhận sự cô đơn khi làm lãnh đạo


Nhiều người cho rằng mô hình lãnh đạo giống như hình kim tự tháp, nghĩa là nhà lãnh đạo sẽ ở vị trí cao nhất và được tất cả mọi người “phụng sự”. Tuy nhiên, mô hình đúng phải giống như hình kim tự tháp ngược: toàn bộ công ty/tổ chức dựa vào nhà lãnh đạo – người sẽ hỗ trợ cho nỗ lực của cả tập thể.
Một thực tế không thể phủ nhận là, vai trò lãnh đạo luôn đi kèm với sự cô đơn. Đừng “làm hại” mọi người bằng cách cố gắng trở thành bạn bè với họ. Nhà lãnh đạo phải đặt người khác lên trước bản thân mình, và đặt cả đội ngũ lên trước các lợi ích của cá nhân. Điều này đòi hỏi bạn phải có tinh thần kỷ luật, sự hy sinh và lòng can đảm.



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
mioto
Trải nghiệm đỉnh cao cùng Vinfast
hsbc