vinfast

Từ bỏ mua sắm và kiểm soát chi tiêu có 1-0-2

Việc từ bỏ mua sắm những đồ đạc không cần thiết hay kiểm soát chi tiêu hiệu quả đã và đang trở thành mối quan tâm lớn với người mong muốn có cuộc sống thanh nhàn, ít lo nghĩ.


Khi bản thân không ít lần tiêu tiền vung tay quá trán hay tốn thời gian cho câu hỏi muôn thuở “Hôm nay mặc gì?” vì tủ đồ có quá nhiều quần áo, bạn có từng nghĩ đến việc đặt ra lệnh “cấm bản thân mua sắm”? Là phụ nữ, việc mua sắm là đam mê khó từ bỏ. Vậy khi muốn từ bỏ mua sắm, bạn sẽ làm thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.


Từ bỏ mua sắm


Trong cuốn sách Not Buying It: My Year Without Shopping (Đừng mua nữa: Vì một năm không mua sắm) của tác giả Judith Levine, việc từ bỏ mua sắm tưởng chừng rất nghiêm trọng nhưng lại có nhiều biến thể khác nhau, chẳng hạn như không mua sắm trong 1 tháng hay hạn chế chi tiêu đồ đạc không cần thiết trong 3 tháng. Việc từ bỏ mua sắm không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn là cách đương đầu trước thử thách trong cuộc sống.


Chỉ mua sắm trong một số ngày nhất định



Việc chỉ mua đồ đạc trong một số ngày đặc biệt, chẳng hạn chỉ mua sắm vào ngày cuối tuần hay chỉ đi ăn ngoài với đồng nghiệp vào thứ Tư hoặc chỉ đi cà phê với bạn bè vào thứ Sáu giúp giảm bớt chi tiêu. Để cưỡng lại khát khao mua sắm bùng nổ, bạn sẽ phải chờ đến cuối tuần và nhận ra rằng, đồng tiền mồ hôi nước mắt mình làm ra chỉ nên chi tiêu vào những việc thực sự cần thiết.


Chi tiêu có mục đích


Thay vì rút thật nhiều tiền mặt và chi tiêu thỏa thích không điểm dừng, bạn có thể tạo ra quỹ chi tiêu bằng cách chia tiền vào một số phong bì và ghi rõ mục đích chi tiêu bên ngoài.


Tạo một danh sách mua sắm



Danh sách những món đồ muốn mua có thể là một cách hiệu quả để hạn chế chi tiêu. Với cách này, người mua sắm sẽ tập trung vào các mặt hàng mà họ thực sự muốn có. Đây cũng là một cách nhắc nhở để bạn không thể mua một món hàng khác ngoài danh sách.


Tạo giới hạn chi tiêu


Việc từ bỏ mua sắm có thể hoạt động tốt trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài có thể không đảm bảo, bạn có thể quay trở lại niềm đam mê mua sắm của mình. Vì vậy, hãy lập một kế hoạch để có thể thay đổi tích cực lâu dài về tài chính của gia đình. Kế hoạch đó bao gồm các mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như nghỉ hưu an nhàn, dự phòng bất trắc… và những giới hạn chi tiêu. Việc giới hạn có thể là không bao giờ mua một món hàng có chi phí cao mà không qua một đêm suy nghĩ hoặc chờ đến ngày được chỉ định mua hàng (cuối tuần). Lúc này, bạn đã có sự cân nhắc kỹ càng trước khi mua một món hàng.


Ngày nay, các bạn trẻ có một câu nói tưởng chừng bông đùa nhưng thực ra lại rất chính xác là “Sống đơn giản cho đời thanh thản”. Khi bạn biết kiểm soát tài chính hiệu quả, biết điểm dừng nào là tốt cho túi tiền thì ắt hẳn cuộc sống của bạn sẽ an lành và hạnh phúc.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
mioto
Trải nghiệm đỉnh cao cùng Vinfast
hsbc